Trong quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm được xem là “tháng cô hồn”. Người xưa quan niệm đây là tháng của ma quỷ, đặc biệt ngày rằm tháng 7 là ngày “xá tội vong nhân”, cần tránh những điều dưới đây để không rước xui xẻo vào người.
Tháng cô hồn là gì? Tháng cô hồn hay còn gọi là tháng “xá tội vong nhân” là tháng 7 âm lịch hàng năm. Tên gọi tháng cô hồn có nguồn gốc từ Đạo giáo của Trung Quốc. Họ quan niệm rằng, hằng năm cứ đến ngày 2-7 âm lịch, Quỷ môn Quan sẽ được Diêm Vương mở cửa để cho các cô hồn (những linh hồn lang thang không nơi nương tựa) được trở về trần gian. Đến đêm ngày 14-7 âm lịch, Diêm Vương sẽ đóng cánh cửa lại. Chính vì thế, con người phải cúng cháo, bánh, gạo, tiền vàng… để không bị quỷ đói quấy nhiễu.
Ở Việt Nam lại quan niệm rằng, con người được chia làm 2 phần là linh hồn và thể xác. Những người sau khi qua đời nhưng linh hồn vẫn còn vương vấn điều gì đó mà chưa thể siêu thoát được sẽ trở thành ma quỷ chốn Âm ty. Tháng cô hồn là cơ hội để chúng trở về dương gian tìm kiếm thức ăn, cùng với nguyện vọng muốn được đầu thai.
Tháng cô hồn 2022 rơi vào ngày nào? Theo đó, tháng cô hồn 2022 sẽ kéo dài từ ngày 29/7 (tức 1/7 âm lịch) đến hết ngày 26/8 (tức 29/7 âm lịch) dương lịch. Người Việt sẽ cúng cô hồn trong vòng 1 tháng, tùy thuộc vào từng gia đình và từng vùng miền mà chọn ngày cúng cô hồn phù hợp chứ không ấn định ngày nào.
Tục cúng cô hồn được bắt nguồn từ Trung Quốc và được truyền tai nhau bằng câu chuyện của Ông A Nan được một con quỷ báo trước rằng mình sẽ chết trong 3 ngày tới. A Nan được quỷ bày cho cách để tránh khỏi kiếp nạn. A Nan sau đó mang câu chuyện kể cho Đức Phật và được người truyền cho bài chú để đọc khi cúng theo các yêu cầu của quỷ.
Nhiều người quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, sẽ mang lại những điều xui rủi. Vì thế, nên hạn chế các công việc lớn như cưới xin, làm nhà, mua sắm… vào tháng 7 âm này. Trong tháng 7 cô hồn này, tuyệt đối phải tránh những điều đại kị dưới đây để tránh rước họa vào mình nhé.
Cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt. Người Việt tin rằng, con người gồm hai phần – hồn và xác. Khi mất đi, phần hồn còn tồn tại. Cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện. Đây là những tín ngưỡng dân gian mà không ai hay một ngành khoa học nào có thể kiểm chứng được. Nhưng với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, người dân vẫn chú trọng làm theo.
Thay vì mang nặng tư tưởng mê tín dị đoan, người dân nên coi đây là dịp cầu an, phóng sinh và đề cao việc làm phúc, báo hiếu. Qua đó, thể hiện lòng kính trọng, biết ơn với những người đã khuất trong gia đình.
Dưới đây là những điều nên làm trong tháng cô hồn theo quan niệm của người xưa:
Người phương Đông rất coi trọng bát hương, ban thờ – coi đó là linh vật thiêng liêng kết nối con cháu với tổ tiên ông bà, thể hiện lòng tôn kính lên bề trên vì thế mà bàn thờ luôn cần được sạch sẽ, gọn gàng để thể hiện sự thanh tịnh, trang nghiêm cho không gian này. Nén hương đốt lên là nhịp cầu kết nối người dương với cõi vô hình.
Tháng cô hồn có nên lau dọn bàn thờ không? Chuyên gia phong thủy giải đáp rằng, việc bao sái bàn thờ nên làm từ cuối tháng 6 âm lịch để kịp chuẩn bị các lễ cúng cô hồn. Gia chủ cần lưu ý cách lau dọn bàn thờ sao cho đúng cách, không phạm phải những kiêng kị trong phong thủy. Các bước tiến hành đầy đủ cho việc lau dọn bàn thờ:
– Đầu tiên, người bao sái bàn thờ cần tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề, giữ tâm thanh tịnh. Tuyệt đối không mặc quần áo ngắn, hở hang, phản cảm.
– Thắp nhang xin phép gia tiên trước khi tiến hành lau dọn chi tiết.
– Tiến hành lau bàn thờ bằng nước ngũ vị (5 hương) từ 5 loại thảo mộc khác nhau. Nếu không có thì có thể thay bằng nước rượu gừng. Nước này sẽ được đựng trong chậu sạch và chuẩn bị một khăn khô, khăn ướt sạch (không dùng chung để rửa mặt, giặt đồ…).
– Sau khi lau rửa sạch sẽ gia chủ cần để khô ở nơi thoáng rồi mới đặt đồ lên bàn thờ về vị trí cũ. Tiếp đó, thắp 3 nén hương lên bàn thờ để gia tiên biết được rằng bạn đã tiến hành xong thủ tục.
Việc lau dọn bàn thờ gia tiên hợp lý giúp thể hiện lòng thành kính của gia chủ, điều này sẽ giúp cho mọi người trong gia đình gặp nhiều may mắn, che chở của ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, không nhất thiết người lau dọn bàn thờ phải là gia chủ mà có thể là con cháu trong gia đình là được.
Những chia sẻ trên đây của Nội thất Đức Dương, hy vọng sẽ cung cấp một kiến thức hữu ích cho quý khách hàng về tháng cô hồn cũng như thủ tục vệ sinh bàn thờ cho lễ cúng cô hồn tháng 7. Một bàn thờ trang trọng và sạch sẽ là điều tuyệt vời nhất mà con cháu thể hiện sự thành kính lên Đức Phật, thánh thần và tổ tiên ông bà. Chúng ta hãy cùng trang hoàng cho gian thờ với những mẫu bàn thờ tam tầng gỗ óc chó nói riêng tại Đức Dương.
Những mẫu bàn thờ tại Đức Dương với thiết kế tam tầng phân chia cấp bậc rõ ràng khi thờ cúng: Đức Phật, thần linh, ông bà tổ tiên. Kèm theo đó, chúng tôi còn cung cấp đầy đủ những phụ kiện đi kèm như đôn trang trí, đồ trang trí bàn thờ: lư hương, chóe thờ… để bàn thờ gia tiên đầy đủ và trang nghiêm hơn.
Các mẫu bàn thờ của chúng tôi được đều được làm từ vật liệu gỗ óc chó tự nhiên nhập khẩu Bắc Mỹ, một chất liệu gỗ bền bỉ theo thời gian, giá trị thẩm mỹ cao từ họa tiết vân gỗ đến màu sắc. Những mẫu thiết kế đơn giản, điểm nhấn hoa văn ấn tượng, tinh tế giúp cho bàn thờ sang trọng và trang nghiêm hơn bao giờ hết.
Mẫu bàn thờ gỗ óc chó tại Nội thất Đức Dương
Nội thất Đức Dương – Biểu tượng cho thịnh vượng!
LIÊN HỆ
SHOWROOM
NHÀ MÁY SẢN XUẤT
@Copyright noithatducduong.com 2001
Tầng 3 tòa CT1- C14 Bắc Hà, Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội
HOTLINE
0906 23 25 28
Để lại thông tin nhận tư vấn và báo giá