Tìm hiểu về các loại gỗ thiết kế nội thất trên thị trường
Với những người đang có nhu cầu hoàn thiện nội thất cho mái ấm của mình, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra: làm thế nào để lựa chọn được các đồ nội thất trong nhà bền, đẹp, giá cả phải chăng, màu sắc phù hợp…?
Qua bài viết này, Nội Thất Đức Dương sẽ giúp bạn 1 phần nào trả lời được các câu hỏi đó và hy vọng sẽ có ích cho bạn trong quá trình lựa chọn đơn vị thiết kế nội thất cũng như các đồ dùng nội thất trong nhà.
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu được các kiến thức về vật liệu làm nội thất:
Trên thị trường hiện nay vật liệu thiết kế nội thất chủ yếu vẫn là gỗ. Gỗ được chia làm 2 loại: Gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.
1. Gỗ tự nhiên
Là nguyên liệu được khai thác trực tiếp từ các cánh rừng ở khắp các vùng trên thế giới, gỗ thường được dùng nhất trong nội thất là Sồi, Xoan Đào,Thông, Keo một số loại cao cấp như Lim, Giáng Hương, Óc Chó… Với đặc tính vật lý cũng như giá thành phù hợp, Sồi và Xoan Đào là những loại phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, thấp hơn nữa là Tần Bì.
Gỗ tự nhiên có ưu điểm là độ bền cao, khả năng bám vít tốt cũng như giá trị về mặt thẩm mỹ khó có thể thay thế được tuy nhiên nếu gỗ không được xử lý tẩm sấy tốt sẽ dễ dàng bị cong vênh, nứt nẻ, mối mọt.
Ở Việt Nam Sồi được đưa về là Sồi Nga hoặc Sồi Mỹ tuy nhiên một số các cơ sở sản xuất đồ gỗ dùng gỗ Tần Bì để thay thế gỗ Sồi ( Loại gỗ này nếu không phải người trong nghề sẽ rất khó để phân biệt vì nhìn rất giống gỗ sồi cả về màu sắc lẫn vân gỗ) để giảm giá thành, gỗ Tần Bì độ bền cơ học kém và độ giãn nở rất lớn nên thường hay bị cong vênh.
Gỗ tần bì có các đường vân lớn hơn và đậm hơn gỗ sồi, tom gỗ sồi thường không liền, mà nhìn như những hạt mưa rơi nối tiếp nhau.
2. Gỗ công ngiệp
Để hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, người ta trồng những loại gỗ ngắn ngày như keo, cao su… hoặc tận dụng những phần gỗ tự nhiên bị vứt bỏ để làm nguyên liệu chế tạo ra gỗ công nghiệp. Gỗ công nghiệp được phân loại dựa trên cốt gỗ bên trong và bề mặt phủ bên ngoài, có những cốt gỗ chính sau:
– Cốt gỗ ván dăm: các cành cây, nhánh cây được đưa vào máy nghiền thành những dăm gỗ nhỏ hơn hạt gạo sau đó được trộn với keo rồi đưa vào máy ép thành các tấm gỗ với kích thước và độ dày khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Có hai loại ván dăm là ván dăm chống ẩm và ván dăm thường.
– Cốt gỗ ván mịn (MDF và HDF): Các phần gỗ tự nhiên được đưa vào máy nghiền nát, mịn như bột sau đó trộn keo đặc chủng và đưa vào máy ép thành các tấm gỗ với kích thước và độ dày khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Gỗ HDF có chất lượng cao hơn gỗ MDF vì HDF được gia công ở điều kiện kỹ thuật với độ bám chặt cao hơn MDF.
– Cốt gỗ ghép thanh: Những cành cây to của gỗ tự nhiên được đưa vào máy cắt ra thành những thanh gỗ nhỏ và được ghép mộng (Như các ngòn tay đan vào nhau nên hay gọi là cốt finger) để tao ra một tấm gỗ lớn với kích thước và độ dày khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Gỗ ghép thanh thường được sử dụng từ các loại gỗ ngắn ngày như Keo, Cao Su…
– Cốt gỗ ván ép (Pollywood): Các thân cây gỗ tự nhiên được đưa vào máy bóc ra thành từng lớp gỗ mỏng từ 1-3 ly chúng được dán lại với nhau bằng keo đặc chủng và quay 90 độ các thớ gỗ liền kề với nhau để làm giảm sự cong vênh co ngót của gỗ khi nhiệt độ môi trường biến đổi.
– Gỗ nhựa: Các tấm gỗ nhựa được tạo thành từ nguyên liệu chính là polyvinyl Clorua(PVC) và một số chất phụ gia vô cơ khác nên khả năng chịu nước gần như tuyệt đối, không bị cong vênh, mối mọt, ẩm mốc, thân thiện với môi trường vì không chứa các chất độc hại như formaldehyd, lưu huỳnh,chì,…
Độ cứng cơ học của gỗ nhựa cũng rất tốt, bề mặt bóng nhẵn nên độ bám sơn rất cao. Ngoài ra gỗ nhựa còn là loại vật liệu chống cháy, hiện nay được ứng dụng trong cả đồ nội thất và ngoại thất.
– Inox: Về độ bền cũng như khả năng chịu nước và mối mọt thì không phải bàn cãi, tuy nhiên một nhược điểm khá lớn của inox khi làm đồ nội thất là tính thẩm mỹ, màu của inox rất khó để có thể dung hòa được với màu sắc tổng thể của không gian nội thất căn nhà.
– Ngoài ra còn một số cốt gỗ nữa nhưng không được ứng dụng trong ngành sản xuất đồ nội thất. Từ những cốt gỗ trên người ta sẽ phủ thêm các vật liệu lên phía ngoài như dán veneer, lamilate, phun sơn hay phủ Melamine, phủ Acrylic… để tạo ra các thành phẩm gỗ công ngiệp hoàn chỉnh.
– Ưu điểm của gỗ công nghiệp là ít bị cong vênh, co ngót, mối mọt, bề mặt gỗ đẹp nhiều màu sắc, phẳng . Tuy nhiên gỗ CN có nhược điểm là độ bền cơ học không cao, khả năng bám vít kém( nếu ta tháo ra tháo vào các sản phẩm gỗ CN thì độ chắc, khít của gỗ CN sẽ bị ảnh hưởng) và chịu nước kém( trừ gỗ nhựa).
– Ở Việt Nam gỗ công nghiệp có rất nhiều nhà cung cấp, vì vậy cần lựa chọn các thương hiệu uy tín trên thị trường để đảm bảo chất lượng sản phẩm.