Gỗ công nghiệp hiện đang là một trong những nguyên vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành nội thất. So với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp có giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, gỗ công nghiệp vẫn sở hữu những tính năng cực kỳ ưu việt. Bên cạnh đó, nó còn được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ và chất lượng. Hãy cùng Nội Thất Đức Dương tìm hiểu các loại gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay nhé!
Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là sự kết hợp giữa keo, hóa chất trộn với nhiều gỗ vụn để tạo thành một tấm gỗ hoàn chỉnh. Hiểu đơn giản, gỗ công nghiệp được làm từ các vật liệu tận dụng như ngọn cây, cành của cây gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp thường được tạo thành bởi 2 phần cơ bản như: cốt gỗ (chất liệu bên trong) và lớp phủ bề mặt nằm trên cùng.
Các loại gỗ công nghiệp tốt nhất và ưu nhược điểm
Gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ những cây gỗ rừng trồng như bạch đàn, cao su, keo,… Các loại cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần chờ thân cây to. Khi đó người ta có thể sử dụng băm nhỏ cây thành các dăm gỗ, rồi sử dụng keo, ép tạo độ dày,… Trên bề mặt gỗ sẽ được phủ thêm một lớp Melamine chống thấm, chống trầy xước để bảo vệ bề mặt gỗ. Bề mặt tấm ván của gỗ MFC có hình trạng trơn, giả vân gỗ hay giả kim loại rất bắt mắt. Nó mang lại tính thẩm mỹ rất cao, có thể ứng dụng trong nhiều không gian nội thất khác nhau.
Ưu điểm của gỗ MFC
- Bề mặt gỗ bền chống trầy xước, có thể chống cháy.
- Màu sắc Melamine rất đa dạng, có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
- Lõi gỗ dăm bám chặt ốc vít, có độ bền chắc hơn gỗ MDF rất nhiều.
- Giá thành loại này rẻ hơn MDF và Veneer
- Màu sắc gỗ luôn đảm bảo sự đồng nhất (do được sản xuất sẵn từ nhà máy).
- Thời gian thi công loại gỗ này nhanh chóng, thích hợp với những dự án gấp.
Nhược điểm của gỗ MFC
- Cạnh gỗ được hoàn thiện bằng chỉ MVC, nên không có độ khít cao.
- Đa số chỉ PVC sẽ có bề rộng 28mm, nên sẽ bị hạn chế về độ dày mặt bàn.
- Bề mặt nhìn không tự nhiên.
Ứng dụng
Gỗ công nghiệp MFC có tính ứng dụng cao ở hầu hết các sản phẩm nội thất theo phong cách hiện đại như: tủ quần áo, kệ tivi, bàn làm việc, ốp trần, ốp tường,…
Gỗ công nghiệp MDF
MDF hay còn gọi là Medium Density Fiberboard, có dây chuyền sản xuất và nguyên vật liệu giống như MFC. Tuy nhiên, sau khi khai thác gỗ MDF sẽ được nghiền nhỏ thành sợi. Tiếp theo, sẽ được ép thành những ván gỗ có kích thước chuẩn 1m2 x 2m4, với các độ dày khác nhau từ 2,5 = 25mm. Chính vì thế MDF có chất lượng tốt hơn so với MFC.
Ưu điểm của gỗ MDF
- Hạn chế tối đa được tình trạng cong vênh, mối mọt và co ngót, có độ bền tuổi thọ cao
- Bề mặt gỗ phẳng giúp việc thi công dễ dàng hơn.
- Gỗ MDF dễ dàng kết hợp với những vật liệu bề mặt khác như: Acrylic, Melamine, laminate, veneer,…
- Thích hợp để ứng dụng với nhiều phong cách thiết kế khác nhau.
- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên rất nhiều
Nhược điểm của gỗ MDF
- Khả năng chịu nước của loại gỗ này kém nên không thích hợp sử dụng ở ngoài trời
- Gỗ MDF không làm được những sản phẩm có chi tiết trạm trổ phức tạp.
- Loại này độ dày bị giới hạn, độ dẻo dai hạn chế.
Ứng dụng của gỗ MDF
Ván gỗ MDF phủ Veneer thường được ứng dụng làm đồ nội thất cho gia đình như: bàn làm việc, bàn ăn, giường ngủ, tủ quần áo, cửa gỗ,… Bên cạnh đó, còn sử dụng làm đồ nội thất cho văn phòng, trường học, bệnh viện, phân xưởng,…
Gỗ công nghiệp HDF
Gỗ HDF được sản xuất từ bột của các loại gỗ tự nhiên. Bột của gỗ tự nhiên sẽ được xử lý rồi kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng và khả năng chống mối mọt. Tiếp theo, được ép dưới áp suất cao và định hình thành một tấm gỗ. Nó có kích thước tiêu chuẩn là 2000mm x 2400mm và độ dày 6mm-24mm tùy theo yêu cầu của người sử dụng.
Ưu điểm gỗ công nghiệp HDF
- Khả năng chịu ẩm, mối mọt và cong vênh do thời tiết cao hơn hẳn so với gỗ tự nhiên.
- Có khả năng chịu ẩm mốc và chịu nước tốt hơn MFC và MDF.
- Ốc vít bám rất chặt nên khi kết hợp với gỗ HDF tạo điều kiện cho ốc vít bám rất chặt nên đồ nội thất có độ bền cao.
- Dễ dàng kết hợp với tất cả các nguyên vật liệu bề mặt như: Laminate, melamine, veneer,…
- Gỗ HDF đã được qua tẩm sấy khô và đến 80% là gỗ tự nhiên nên rất thân thiện với môi trường, và sức khỏe con người.
- Có tính thẩm mỹ cao.
Nhược điểm của gỗ HDF
- Là loại gỗ công nghiệp có giá thành đắt nhất
- Chỉ thi công được ở những đồ nội thất dạng phẳng hoặc kết hợp thêm nẹp làm điểm nhấn.
Ứng dụng gỗ HDF trong nội thất
Với khả năng chịu lực tốt, không bị cong vênh mối mọt, và cũng không bị ẩm do thời tiết. Nên gỗ công nghiệp HDF thường được sử dụng làm sàn gỗ, cửa ra vào, tủ quần áo, tủ bếp,…
Gỗ công nghiệp Plywood
Gỗ công nghiệp Plywood là dạng gỗ ván ép. Chúng được làm từ những miếng gỗ thật dạng mỏng sau đó ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng thêm tính chịu lực. Với ưu điểm là chịu lực tốt hơn MFC, MDF dòng gỗ này thường hay đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp. Sau đó sẽ được phủ thêm lớp sơn PU lên bề mặt để bảo vệ và chống trầy xước.
Ưu điểm của gỗ Plywood
- Khả năng chịu lực rất tốt, ít khi bị biến dạng, cong vênh và mối mọt
- Có thể sử dụng ở môi trường có độ ẩm cao vì chống ẩm mốc tốt
- Có khả năng bám vít, bám dính tốt, tạo độ bền chắc chắn
- Mức giá cạnh tranh hơn những sản phẩm gỗ khác như gỗ ghép, gỗ MDF,…
- Bề mặt gỗ tương đối mịn giúp giảm thời gian xử lý nguội như sơn PU hay chà nhám,…
Nhược điểm của gỗ Plywood
- Màu sắc không được đồng đều, không tự nhiên như các loại gỗ công nghiệp khác, ví dụ: MDF, MFC,…
- Đặc biệt, gỗ công nghiệp Plywood nếu không được xử lý tẩm sấy đạt tiêu chuẩn. Nó rất dễ bị cong vênh, bề mặt bị gồ ghề, gây mất thẩm mỹ, và thường bị tách lớp khi ở môi trường có độ ẩm cao.
Ứng dụng của gỗ Plywood trong đời sống
Gỗ Plywood được đánh giá cao về mặt chất lượng, độ bền, khả năng chịu lực so với gỗ tự nhiên. Độ phong phú về màu sắc và mẫu mã cũng đa dạng, chi phí cũng hợp lý. Chính vì thế chúng được sử dụng rất phổ biến trong thi công nội thất.
Phải kể đến là những sản phẩm nội thất như: bàn ghế học sinh, bàn ghế phòng khách, …
Gỗ ván nhựa
Đây là vật liệu hoàn toàn mới, gỗ ván nhựa là một nguyên liệu tổng hợp tạo nên từ bột gỗ, nhựa và một số chất phụ gia,… Nó có lợi thế lớn là dễ dàng uốn, cố định để tạo thành các đường cong lớn. Gỗ nhựa vừa có tính chất như gỗ, lại vừa có tính như nhựa, có khả năng chống ẩm mốc, chống mối mọt,… Loại này có thể thay thế được gỗ tự nhiên, đặc biệt là ngoại thất ngoài trời thường xuyên tiếp xúc với thời tiết như mưa gió, nắng …
Ưu điểm gỗ công nghiệp ván nhựa
- Gỗ ván nhựa có ưu điểm nhẹ hơn gỗ công nghiệp nên vận chuyển và thi công dễ dàng.
- Khả năng chống thấm, chống ẩm mốc và chống mối mọt tốt
- Có khả năng chống tĩnh điện, chịu nhiệt tốt và mức giá thành cũng hợp lý.
- Gỗ này có khả năng chống cháy và cách nhiệt tốt
- Gỗ ván nhựa có khả năng chịu lực cao
- Gỗ loại này dễ dàng chạm khắc và in hoa văn trên bề mặt
- An toàn cho môi trường và sức khỏe người dùng.
Nhược điểm của gỗ ván nhựa
- Loại này chỉ thích hợp thi công cho những công trình hiện đại, không phù hợp với thi công nội thất cổ điển.
- Do thành phần gỗ có tới 60% là nhựa nên có độ giòn và chịu lực kém
- Khả năng bắt vít cũng kém hơn so với gỗ tự nhiên.
Ứng dụng vào đời sống
Gỗ ván nhựa được ứng dụng để làm các loại sàn gỗ ngoài trời, ốp tường, ốp trần, hàng rào và làm tủ bếp, vách ngăn phòng,….
Gỗ ghép thanh
Nguyên liệu dùng để sản xuất gỗ ghép thanh chính là gỗ rừng. Những thanh gỗ rừng nhỏ đã được qua xử lý hấp sấy bằng dây chuyền hiện đại. Chúng được bào, phay, ghép, cưa, chà và phủ thêm một lớp sơn trang trí tăng độ thẩm mỹ cho sản phẩm.
Ưu điểm của gỗ ghép thanh
- Gỗ ghép thanh không bị mối mọt, cong vênh hay co rút.
- Sản phẩm được tạo ra bởi công nghệ kỹ thuật cao, nên có tính ổn định vật lý rất tốt, chịu được nước, chống va đập và trầy xước.
- Độ bền cao không thua kém gì các loại gỗ tự nhiên.
- Mẫu mã và màu sắc đa dạng.
- Giá thành lại rẻ, dễ dàng gia công hơn là gỗ tự nhiên.
Nhược điểm của gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh có một nhược điểm duy nhất là hệ vân gỗ không được đẹp như gỗ tự nhiên. Màu sắc cũng không có được sự thống nhất, do ghép từ nhiều mảnh gỗ nhỏ lại với nhau.
Ứng dụng gỗ ghép thanh trong đời sống
Gỗ ghép thanh được sử dụng để chế tạo, sản xuất sản phẩm nội thất gia đình như: tủ đồ, tủ bếp, bàn ăn, giường, tủ quần áo, ghế ngồi, quầy bar, làm giá móc treo đồ, khung ảnh, tủ kệ bán hàng, tủ rượu, tủ thuốc,….
Ván gỗ OSB (loại ván dăm định hướng)
Ván gỗ OSB là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp rất được ưa chuộng hiện nay. Nó được cấu tạo chủ yếu từ vỏ bào và các chất kết dính, được sắp xếp theo một kiểu hướng nhất định.
Ưu điểm của ván gỗ OSB
- Ván gỗ OSB có giá thành thấp hơn loại ván dán.
- Nó có sự liên kết tốt, độ cứng và độ bền cơ lý cao.
- Gỗ OSB có độ bắt vít và độ đàn hồi cao
- Nó rất bền trong môi trường có độ ẩm cao.
- Ván gỗ OSB có khối lượng nhẹ nên dễ dàng thi công, lắp đặt
Nhược điểm của ván gỗ OSB
- Bề mặt ván gỗ công nghiệp OSB là bề mặt hoàn thiện nên việc sơn màu khá khó khăn.
- So với ván dán, khi có độ ẩm xâm nhập vào bên trong ván thì ván OSB khô lâu hơn.
Ứng dụng
Ván gỗ công nghiệp OSB được ứng dụng làm tấm lót sàn, vách ngăn tường, kệ trưng bày và khung đỡ cho các sản phẩm nội thất khác. Ngoài ra, chúng có thể sử dụng để làm các thùng đựng hàng do có độ bền cao.
Một số mẫu tủ gỗ công nghiệp hiện đại và sang trọng
Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có những thông tin cơ bản về các loại gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay. Cũng như nắm được ưu điểm và nhược điểm của nó để có sự lựa chọn tốt nhất cho công trình của mình. Liên hệ ngay Nội Thất Đức Dương 0906 23 25 28 để được tư vấn miễn phí thi công nội thất sang trọng và hiện đại nhé!
Lưu ý: Một số hình ảnh có nguồn từ Internet, nếu có vi phạm bản quyền bạn có thể mail cho bên mình để chỉnh sửa. Xin cảm ơn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
99+ Mẫu Nhà Ống 2 Tầng Mái Thái Mặt Tiền 5m ĐẸP 500Tr
69+ Mẫu Thiết kế Nội thất cho Chung cư nhỏ ĐẸP tiện nghi
69+ Mẫu Thiết kế Nội thất Nhà Phố 16x5m ĐẸP tiện nghi
99+ Mẫu Phong Cách Thiết kế Nội thất Streamlining ĐẸP
99+ Mẫu Trần Thạch Cao Tân Cổ Điển Phòng Khách ĐẸP
Tại sao nên chọn sofa gỗ sồi sơn màu óc chó cho ngôi nhà
69+ Mẫu Nhà cấp 4 Mái thái chữ L 3 Phòng ngủ ĐẸP
Chọn lựa vật dụng phòng khách phù hợp không gian sống hiện đại
VIDEO NỔI BẬT